MACD Histogram không còn là thuật ngữ xa lạ với những nhà đầu tư Forex. Sự chênh lệch đường MACD hay các thông số, tín hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến vào lệnh của các trader. Để hiểu chi tiết về đường biểu đồ hãy cùng theo dõi hết bài viết này nhé.
1. Tổng quan về MACD Histogram
MACD Histogram là chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu của nó (chính là đường EMA 9 ngày của MACD). Khi chênh lệch càng lớn thì cột càng cao. Nếu đường MACD cao hơn đường tín hiệu thì cột đang dương, nếu thấp hơn là âm sẽ ở dưới điểm số 0.
Nếu như bạn thích mua sớm, không thích chờ đợi thì MACD Histogram rất thuận tiện khi có thông số nhanh hơn đường MACD và cũng nhanh hơn đường tín hiệu. Việc chờ cho 2 đường đó cắt nhau thì khá mất nhiều thời gian.
Biểu đồ này do Thomas Aspray nghiên cứu và công bố vào năm 1986. Việc ra đời biểu đồ đã giúp đo lường được khoảng cách giữa 2 đường MAC và đường tín hiệu. Có ý nghĩa quan trọng trong việc giao dịch của các nhà đầu tư.
MACD Histogram giao động quanh số 0, có khi dương và cũng có khi xuống âm. Qua đó người ta tiến hành dự đoán sự cắt nhau, giao nhau của 2 đường này để suy ra việc tỷ lệ lợi nhuận hay rủi ro của giao dịch. Suy cho cùng mục đích của biểu đồ chính là giúp trader nhận biết giao dịch hiện tại có sinh lời hay là tiềm tàng thất bại.
Bằng việc quan sát, phân tích các phân kỳ tăng, giảm bạn có thể biết khi nào đường MACD và đường tín hiệu giao nhau. Biểu đồ sử dụng đường trung bình động và sử dụng giá cắt tín hiệu có liên quan mật thiết đến reward-to-risk-ratio.
2. Đặc điểm của MACD Histogram
Để áp dụng biểu đồ vào trong việc dự đoán Forex thì bạn cần nắm được những đặc điểm cơ bản. Bạn nên biết rằng, MACD đang sử dụng những dữ liệu giá cũ để phân tích nên chỉ báo có thể bị trễ. Vì thời gian cập nhật giá mới sẽ bị chậm hơn so với thị trường. Nên biểu đồ này không chính xác 100% đâu bạn nhé.
Khi bạn thấy chỉ báo đường MACD cắt qua đường tín hiệu thì nên vào lệnh. Khi di chuyển được thực hiện thì hai đường này mới giao nhau và đơn giản thì hai đường này là đường trung bình động.
Khi có một cột của MACD Histogram bỗng nhiên thấp hơn hoặc cao hơn so với cột liền kề sẽ tạo ra đỉnh/ đáy. Khi MACD Histogram đang ở trên số 0 và có một cột thấp hơn cột phía trước thì người ta khuyên nên vào lệnh thuận theo chiều giảm. Nguyên tắc này khuyến khích áp dụng đối với giao dịch bán, chứ không hiệu quả khi thực hiện lệnh mua.
Sở dĩ nhiều trader tham khảo biểu đồ này vì nó đưa thông tin sớm hơn MACD. Vì thế giúp các nhà đầu tư nắm bắt xu hướng để vào lệnh mua. Bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi trường hợp tín hiệu bị nhiễu dẫn đến thông tin sai. Có tình trạng này là do thị trường biến động liên tục và nhanh nên khó có thể kiểm soát, cập nhật hoàn toàn chính xác được. Ngoài ra, biểu đồ MACD Histogram có tình phân kỳ. Mà hơn nữa còn là phân kỳ ẩn.
Thông qua độ dốc của, các nhà đầu tư có thể biết được các tín hiệu để có nên giao dịch hay không. Nếu bạn thấy thanh sau mà cao hơn thanh phía trước, biểu đồ có hình dạng độ dốc đi lên thì lúc nào thị trường đang có xu hướng tăng. Nên bạn thực hiện lệnh mua – Buy.
Ngược lại, nếu biểu đồ dốc đi xuống, tức là khi thanh trước cao hơn thanh sau thì bạn nên hiểu rằng thị trường đang giảm. Lúc này tốt nhất bạn nên thực hiện lệnh bán Sell. Nếu bạn bắt gặp tình huống giá luôn đi theo một chiều. Đồng thời biểu đồ di chuyển ngược hướng thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường sắp đổi chiều xu hướng.
Khi bạn thấy MACD Histogram ngừng giảm và đang tăng lên, tức là đặt điểm chặn lỗ dưới đáy gần nhất thì thực hiện lệnh mua. Và bạn nên bán khi MACD Histogram ngừng tăng mà chuyển sang chiều giảm. Lúc này đặt điểm chặn lỗ sẽ trên đỉnh gần nhất nhé.
Bạn nên lưu ý rằng việc quan sát độ dốc của biểu đồ tốt nhất là theo tuần. Vì thời gian đủ lâu để xu hướng ổn định. Nếu chỉ quan sát theo giờ, ngày mà đưa ra kết luận thì sẽ không chính xác. Vì thị trường liên tục thay đổi nên nếu nóng vội vào lệnh thì rất dễ thất bại. Bên cạnh việc sử dụng biểu đồ này, bạn nên kết hợp phân tích với các chỉ báo khác để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Cách sử dụng MACD Histogram hiệu quả
Sử dụng biểu đồ cần quan tâm đến hai tín hiệu: độ dốc và sự phân kỳ. Trong đó, độ dốc thay đổi dựa vào khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu. Qua đó có thể biết được nhóm mua hay nhóm bán đang áp đảo thị trường.
Nếu như độ dốc đang đi lên thì bạn nên hiểu là bên Buy đang chiếm ưu thế. Nếu độ dốc đi xuống thì bên Sell đang áp đảo thị trường. MACD Histogram ở trên hay dưới điểm 0 cũng không quan trọng bằng độ dốc lên hay xuống.
Khi bạn thấy độ dốc đi lên một cách đột ngột thì đang báo hiệu ở cuối xu hướng tăng giá và tiếp theo đó có thể đổi chiều. Dù việc dốc tăng báo hiệu bên mua đang mạnh hơn trước đó nhưng cũng đồng nghĩa với việc người mua sẽ quay lại chốt lời và sẽ vào lệnh bán sau đó. Sau khi dốc lên nhanh sẽ chuyển sang giai đoạn dần yếu đi để nhường chỗ cho bên bán.
Khi bên bán giành được thị trường thì sẽ khiến MACD Histogram xuống dưới và dốc liên tục đi xuống. Mãi đến khi xu hướng cuối của bên bán hết giống như bên mua. Cứ như thế vòng lặp này diễn ra liên tục. Quan trọng là bạn nắm bắt lúc nào dốc lên hoặc xuống nhanh chóng để biết thị trường đang đổi chiều.
Tiếp đến bạn cần quan tâm đến sự phân kỳ của MACD Histogram. Sự phân kỳ là việc giá tạo đáy mới thấp hơn hoặc đỉnh mới cao hơn nhưng chỉ báo thì không. Người ta chia làm hai loại phân kỳ: phân kỳ dương và phân kỳ âm.
Phân kỳ dương xuất hiện khi giá tạo đáy mới thấp, biểu đồ tạo đáy mới cao. Khi bạn thấy tín hiệu phân kỳ dương thì nên biết rằng sắp kết thúc xu hướng giảm của thị trường.
Nếu giá tạo đỉnh mới cao hơn, MACD Histogram tạo đỉnh mới thấp hơn thì báo hiệu kết thúc xu hướng tăng của thị trường. Xác định được đỉnh thị trường. Đặc biệt cả hai loại phân kỳ này đều phải có sự phá vỡ giữa hai đỉnh của MACD Histogram và đường 0 nhé.
4. MACD Histogram so với các chỉ báo khác
Trong thị trường Forex, các nhà đầu tư không chỉ dựa vào MACD Histogram mà còn có nhiều chỉ báo khác cũng hiểu quả không kém. Có thể kể đến chỉ báo RSI, Stochastic, MFI…
Nhìn chung các chỉ báo này đều có tính hiệu quả ngang bằng nhau, không thể nói cái nào tối ưu hơn. Vì tất cả chúng đều cho tín hiệu báo nhanh hơn đường MACD nên được sử dụng nhiều. Đặc biệt các chỉ báo này dùng nhiều cho các giao dịch ngắn hạn thì độ chính xác cao hơn.
Một biểu đồ được xem là hiệu quả khi nó chỉ vào lệnh thuận với xu hướng lớn của thị trường. Trước đó nếu có xuất hiện 1 phân kỳ của MACD Histogram thì càng tốt. Đặc biệt có tín hiệu một thanh thấp hơn đi kèm với mẫu hình nến đáng tin cậy thì càng chắc chắn về độ hiểu quả.
Như vậy, mình đã chia sẻ với các bạn về biểu đồ MACD Histogram – công cụ để dự báo xu hướng thị trường tăng hay giảm. Hy vọng các bạn có thể áp dụng kiến thức này vào thực tiễn để vào lệnh thành công nhé.