XRP là gì? Sự kiện XRP thắng kiện giữa Ripple với SEC

Chắc hẳn nhắc đến XRP nhiều người sẽ biết ngay nó là đồng coin được biết đến khá nhiều. Đồng coin này được tạo ra bởi Ripple – một công ty lớn trong lĩnh vực này. Cũng như những đồng coin khác thì XRP cũng có những tính năng riêng giúp thu hút nhiều nhà đầu tư. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về XRP, đồng thời chúng tôi sẽ giới thiệu một cách tóm lược đến các bạn diễn biến của một kiện rất nổi tiếng, đó chính là vụ kiện giữa Ripple và SEC – Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ.

1. Khái quát về XRP

Khái niệm XRP

XRP hoặc bạn có thể gọi là Ripple coin, đây được xem như một nơi trung gian cho việc trao đổi giao dịch các loại tiền tệ như tiền điện tử, tiền pháp định, …. Đồng tiền mã hóa này được phát triển và chịu sự chi phối của công ty chính đó là Ripple Labs.

Ripple Labs là công ty tạo nên mạng lưới giao dịch của XRP – đây cũng là một công ty công nghệ nổi tiếng ở Mỹ (trụ sở Francisco, California) được thành lập năm 2012. Thực chất Ripple đã được tạo ra từ năm 2004 bởi Ryan Fugger, và mãi đến năm 2012 Chris Larsen và Jed McCaleb đã kế thừa ý tưởng đổi mới thành công nghệ kỹ thuật số và công ty chính thức được thành lập tháng 9/2012 với tên OpenCoin. Và bắt đầu cho việt phát triển giao thức Ripple. Một năm sau khi thành lập công ty đã đổi tên thành Ripple Labs. 

Sau khi chịu mức phạt hơn 700.000 USD vì hoạt động kinh doanh mang tiền tệ nhưng không đăng ký, thì đến 2016 Ripple đã nhận được giấy phép từ Bộ Tài Chính New York. Đến năm 2020, Ripple đã rơi vào một vụ kiện hết sức căng thẳng với SEC. Khi SEC cáo buộc rằng Ripple và hai giám đốc (Chris Larsen và Bradley Garlinghouse). Sau một thời gian kiện tụng thì XRP đã dành chiến thắng vụ kiện.

XRP
XRP là gì?

Lịch sử hình thành của XRP

XRP là tiền điện tử được phát triển bởi công ty công nghệ Ripple ở Mỹ. Sự ra đời của XRP góp phần cung cấp phương tiện giao dịch, chuyển đổi, thanh toán bằng các loại tiền như tiền pháp định, tiền mã hóa một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Chính vì điều đó, XRP đã dần tiến đến với nhiều người hơn và đã lan tỏa mạng lưới trên toàn thế giới, thu hút nhiều tổ chức, ngân hàng.

Kể từ khi được ra mắt bản đầu tiên của Ripple vào năm 2004. Fugger ngay sau đó đã tạo nên phiên bản XRP đầu tiên, khởi nguồn là RipplePay.com. Năm 2005, Fugger bắt đầu xây dựng Ripplepay như một dịch vụ tài chính. Trên cơ sở này, một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số mới đã xuất hiện dưới sự kế thừa của 2 nhà sáng lập chính của Ripple hiện nay vào tháng 5/2011, tiền điện tử XRP của riêng Ripple đã chính thức ra mắt. Năm 2012 Ripple Transaction Protocol được ra đời.

2. Đặc điểm của XRP

  • Nguồn cung tối đã của XRP là 100.000.000.000 và được phát hành định kỳ bởi Ripple
  • Thời gian giao dịch của XRP nhanh chóng chỉ mất vài giây, RXP có thể xử lý xấp xỉ 10 nghìn giao dịch trong vòng 1s. Phí giao dịch khá thấp $0.00001/ giao dịch
  • Chịu sự quản lý và giám sát bởi Ripple và chúng hoạt động phi tập trung không chịu sự can thiệp, tác động bởi bất kì cơ quan thẩm quyền, chức năng nào cả.
  • XRP sử dụng cơ chế đồng thuận phân tán, thông qua cuộc khảo sát lấy ý kiến, chứ không chịu sự kiểm soát xét duyệt
  • Chuyển đổi không qua bên trung gian – bên thứ ba. Dễ dàng chuyển đổi trực tiếp tiền tệ như điện tử, Fiat mà bạn không cần nhận sự hỗ trợ chuyển giao trung gian. 
XRP
Sự lớn mạnh của XRP phụ thuộc vào số lượng ngân hàng tham gia
  • Sự phát triển của XRP phụ thuộc vào ngân hàng, khách hàng chính của XRP. Mức độ lan tỏa của XRP tùy vào ngân hàng sử dụng. Càng nhiều ngân hàng đăng ký sử dụng thì XRP sẽ càng ngày đi lên và phát triển. Nếu ít thì nguy cơ đi xuống và phá sản của XRP là khá cao.

3. Ưu và nhược điểm của XRP

Ưu điểm

Lợi thế về phí và tốc độ giao dịch: XRP được lựa chọn nhiều một phần rất lớn là dựa vào yếu tố này, đây là yếu tố hầu như được nhiều nhà đầu tư chú ý đến. XRP có phí giao dịch khá “hạt dẻ” kèm theo đó là tốc độ xử lý các giao dịch rất nhanh chóng. Bạn có thể đặt lệnh liên tục mà không sợ bị trì hoãn.

XRP hợp tác với nhiều ngân hàng uy tín, tạo nên sự vững chắc về vị thế. Đồng thời, nếu thu hút được nhiều ngân hàng đầu tư và lựa chọn, thì sự lớn mạnh và vị thế trên thị trường của XRP sẽ được nâng tầm.

Minh bạch, rõ ràng: Mọi thông tin trên XRP sẽ được công khai, để tạo nên sự minh bạch. Vì thế bạn có thể quan sát và theo dõi tài khoản của mình để kịp thời ứng biến trước những biến cố vô tình xảy ra.

Khả năng chuyển đổi: Nhiều đồng tiền của các sàn giao dịch rất hạn chế trong việc trao đổi tiền, nhưng đối với XRP bạn có thể dễ dàng chuyển đổi tiền pháp định hay điện tử mà không cần nhờ sự can thiệp của bên thứ ba.

XRP
XRP dễ dàng chuyển đổi sang fiat hoặc điện tử

Số lượng XRP coin được tung ra thị trường sẽ theo quy định, chứ không tung ra một cách bừa bãi, nhờ sự điều tiết đó góp phần tránh tình trạng lạm phát xảy ra.

Nhược điểm

XRP phụ thuộc vào số lượng ngân hàng tham gia: Nguồn cung chủ yếu của XRP chính là các ngân hàng, chính vì sự phụ thuộc này vừa được xem là ưu điểm, nhưng có thể là nhược điểm rất lớn. Nếu không thu hút được các ngân hàng thì sẽ dễ dẫn đến sự sụp đổ của Ripple và có nguy cơ nằm ở bờ vực

Số lượng cung bị hạn chế: Số lượng XRP được phát hành bao nhiêu là phụ thuộc các nhà sáng lập Ripple. Chính điều đó đã làm nên sự gò bó đối với bản chất là một loại tiền điện tử như XRP.

Dữ liệu, thông tin dễ bị xâm nhập: Vì nó là công nghệ blockchain, mã mở. Được xem như một miếng mỡ lớn đối với những hacker mạng. Cũng như những loại tiền mã hóa khác thì XRP vẫn chịu sự đe dọa xâm nhập đánh cắp dữ liệu.

4. Tổng quát về biến cố vụ kiện giữa Ripple và SEC 

Biến cố vụ kiện xảy ra giữa XRP và SEC

Biến cố xảy ra vừa mới đây năm 2020. Khi đó Uỷ Ban Chứng Khoán Mỹ (SEC) đã cáo buộc XRP và hai giám đốc của Ripple vi phạm vào đạo luật bảo vệ nhà đầu tư. SEC cho rằng Ripple đã huy động vốn ở một đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, nhưng đây là một bán bất hợp pháp chưa có sự đăng ký. 

XRP
Sự việc XRP thắng kiện thu hút sự theo dõi của nhiều người.

Diễn biến và kết quả của vụ kiện

XRP và SEC là một vụ kiện đình đám, nổi trội nhất trong thị trường tiền ảo Crypto. Nó thu hút rất nhiều lượng người theo dõi và quan tâm. Sự kiện này nổ ra khi SEC đã đệ đơn cáo buộc Ripple lên Tòa án về việc cho rằng Ripple đã bán chứng khoán trái phép. Lập tức ngay sau đó, Ripple đã đáp trả sự tố cáo của SEC bằng một lá thư gửi lên Tòa án. Nội dung của thư nhằm chỉ ra những quan điểm của 2 ủy viên SEC là không hợp lý, chúng tóm gọn như sau: Luật sư của Ripple cho rằng SEC cung cấp không đủ thông tin trong việc nhận định token được bán như một phần của đợt chào bán chứng khoán và toke nào là một chứng khoán. Chính sự thiếu sót này đã gây nên vụ kiện. 

Đồng thời, các lời tố cáo của SEC thiếu bằng chứng, không đủ để tố cáo rằng XRP đã vi phạm. Ở cuối bức thư Ripple đã nói rằng SEC đã thất bại sau hai lần chứng minh cáo buộc đó. SEC nhiều lần đưa thêm bằng chứng, nhưng các bằng chứng đó vẫn không đủ minh chứng cho cáo buộc. Kết thúc vụ kiện Sarah Netburn – Thẩm phán tòa án đã tuyên bố SEC vẫn chưa đủ bằng chứng, phủ nhận tố cáo. Xem như XRP thắng kiện, tuy nhiên tòa án vẫn gia hạn thêm cho SEC đưa bằng chứng để minh chứng. 

XRP là gì? Đặc điểm của XRP ra sao? Điểm mạnh điểm yếu như thế nào? Chúng tôi đã tóm tắt một cách tổng quát nhất qua bài viết trên. Đồng thời, bài viết trên đã thể hiện một cách ngắn gọn về một sự kiện rúng động thị trường tiền điện tử, diễn ra giữa XRP và SEC. Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Ripple, về XRP.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *