HoSTC chuyển đổi thành HOSE, thị trường có khởi sắc?

HoSTC là viết tắt của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, sau 7 năm thành lập thì được chuyển đổi thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Sự thay đổi này cũng mang đến nhiều sự khởi sắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm đó và tạo điều kiện rất nhiều cho các công ty thành viên, công ty niêm yết và cả những nhà đầu tư. Ngoài ra, đây là thời điểm từ khoá “HoSTC trực tuyến”, “HoSTC truc tuyen” trở thành tâm điểm quan tâm, trở thành cột mốc chuyển đổi của HoSTC thời đó. 

HoSTC là gì?

HoSTC là viết tắt của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào năm 1998 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/7/2000. Vào ngày 28/07/2000, HoSTC tổ chức phiên giao dịch đầu tiên với 2 doanh nghiệp niêm yết, 6 công ty chứng khoán thành viên.  

hostc
HoSTC là gì?

Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với nhiệm vụ là quản lý tất cả giao dịch chứng khoán được niêm yết tại Việt Nam.

Ngày 8/8/2007, theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSTC) được chuyển đổi thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Đây được xem là sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam và cũng là nơi để các doanh nghiệp niêm yết và phát hành các sản phẩm chứng khoán. 

HoSTC và câu chuyện về những ngày đầu 

Những ngày đầu xây dựng cũng là những năm khó khăn của HoSTC khi mình dự định ban đầu của ban lãnh đạo là tới ngày mở cửa sẽ có khoảng 15 doanh nghiệp tham gia nhưng sau cùng chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSTC. Ngoài việc thời điểm đó khái niệm chứng khoán còn khá mới, chưa nhiều doanh nghiệp hay nhà đầu tư hiểu về nó nên thường sẽ có tâm lý “đề phòng” vì thời đó doanh nghiệp thường không đưa thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty mình ra ánh sáng vì lo sợ đối thử biết được thông tin và lo sợ bị săm soi. 

Rồi lại đến những thời điểm mà sàn chứng khoán đông nghẹt người phía trong ở những dãy ghế chờ, rồi những người đứng chờ ở ngoài cổng cũng kẹt cứng, các công ty chứng khoán mỗi ngày đều sẽ cử 2-3 nhân viên của mình đến sàn HoSTC. 

Thời điểm đó giá chứng khoán tăng nhanh, mọi người hay nói “có những ngày người ta mở mắt dậy đã thấy tiền chảy về túi”, những người nội trợ, sinh viên, giáo viên, người già,… cả khi họ không biết phân tích tài chính là gì thì cũng bị thu hút tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Cuộc đua niêm yết của các doanh nghiệp cũng gay gắt không kém khi công ty nào cũng muốn được “lên sàn HoSTC“, chốt năm có thêm 74 mã niêm yết mới, chỉ số VN-Index tăng 144% với tổng giá trị giao dịch gần 87 tỉ đồng.

Nhà đầu tư được lợi gì sau sự chuyển đổi của HoSTC

Từ trung tâm HoSTC chuyển thành “Sở”, từ đây HOSE sẽ được tổ chức và hoạt động như Công ty TNHH một thành viên, trở thành pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước và tuân thủ theo quy định của Luật Chứng Khoán và Luật Doanh Nghiệp. 

hostc
Nhà đầu tư được lợi gì sau sự chuyển đổi của HoSTC

HOSE cũng sẽ có con dấu riêng và được phép mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. 

Sở cũng sẽ tự chủ về tài chính và có đơn vị hạch toán độc lập. Ngoài ra, Sở còn tự chủ nguồn nhân lực, trước đây HoSTC làm gì cũng phải trình đơn rồi chờ xét duyệt dù chỉ là tuyển dụng một nhân viên.

Ông Trần Đắc Sinh -Giám đốc HoSTC và về sau cũng là Giám đốc Sở Giao dịch HOSE, cho biết giữa HoSTC và HOSE cũng sẽ có nhiều thay đổi và những sự khác biệt. Từ đây, HOSE sẽ là cơ quan trực tiếp điều hành thị trường chứng khoán và có quyền ra các quy định đối với công ty tham gia thành viên và công ty niêm yết, nhưng cơ chế hoạt động lại giống như doanh nghiệp. 

HOSE tự chủ về tài chính và nguồn lực hơn so với HoSTC

Khi còn là HoSTC thì trung tâm hoạt động bằng ngân sách nhà nước, dù HoSTC có thu phí các thành viên tham gia nhưng toàn bộ sẽ giao nộp lại cho Nhà nước và khi cần dùng hay cần cho các hoạt động thì HoSTC sẽ trình báo lên Nhà nước để sử dụng. 

Trước đây, HoSTC có quy định thu phí doanh nghiệp niêm yết tại sàn với mức 20 triệu VND/năm cho phí thành viên, đối với phí giao dịch hằng ngày thì HoSTC sẽ thu 20% giá trị phí môi giới của các công ty niêm yết. Tức nếu một công ty chứng khoán thu 20 triệu VND phí môi giới trong ngày hôm đó thì HoSTC sẽ thu doanh nghiệp 20%, tức 4 triệu VND, ngoài ra HoSTC còn thu một số loại phí khác.

Sự khác biệt về tổ chức vận hành của HOSE và HoSTC

Ngoài những điểm trên thì HOSE hầu như không có nhiều thay đổi về tổ chức và vận hành so với HoSTC, ngay cả phương thức giao dịch khớp lệnh vẫn sẽ không có gì thay đổi so với HoSTC. Mục tiêu mà HOSE đang hướng tới là xây dựng một mô hình hoạt động giống với các Sở giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới.

Những chuyển đổi mới của HoSTC cũng đặt ra câu hỏi là liệu khi tự chủ tài chính thì HoSTC có tăng giá hay là sẽ cho đấu giá chỗ ngồi tại sàn vì trên thế giới, nhiều quốc gia có tổng thu từ phí “bán chỗ ngồi” là không hề nhỏ khi có thể lên đến 1 tỷ USD/năm (thời điểm 2007). Tuy nhiên, theo như những gì ông Sinh chia sẻ thì sau sự chuyển đổi của HoSTC, dự tính là sẽ giảm phí cho các doanh nghiệp vì tiềm năng phát triển của thị trường này khi số lượng công ty niêm yết và công ty thành viên của HoSTC ngày một tăng. 

hostc
Sự khác biệt về tổ chức vận hành của HOSE và HoSTC

Năm 2006, HoSTC đã thu được 75 tỷ VND từ phí “bán chỗ ngồi” và HoSTC dự kiếm con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2007. Thời điểm đó mục tiêu của HoSTC là thu hút thêm nhiều công ty niêm yết nên quyết định giảm phí “bán chỗ ngồi” sẽ tạo điều kiện cho những công ty chứng khoán này hoạt động tốt hơn, nhà đầu tư và cả công ty niêm yết cũng sẽ có lợi. 

HoSTC chuyển dịch dần sang giao dịch trực tuyến

Đây cũng là thời điểm công nghệ bắt đầu phát triển, những từ khóa “sàn giao dịch trực tuyến”, “HoSTC trực tuyến”, “HoSTC truc tuyen” cũng là một từ khóa được tìm kiếm nhiều lúc bấy giờ khi mà HoSTC hướng đến mục tiêu chuyển dịch sang giao dịch trực tuyến như các nước trên thế giới. 

Thời điểm đó đã có một vài Công ty Chứng Khoán thực hiện giao dịch trực tuyến nhưng thực tế là nhà đầu tư chỉ đặt lệch “trực tuyến” tại các công ty chứng khoán và sau đó những công ty sẽ chuyển lệnh đến HoSTC và tại đây, giao dịch viên sẽ phải nhập lệnh vào hệ thống HoSTC. Tức chỉ trực tuyến một nửa chứ chưa trực tuyến hoàn toàn. Việc thay đổi sang nền tảng trực tuyến của HoSTC được nhiều nhà đầu tư và các công ty mong đợi. 

Ngoài ra khi HoSTC chuyển đổi thì quyền hạn đối với các công ty thành viên cũng cao hơn nên Sở sẽ đề ra những quy định mới để đảm bảo HoSTC sẽ hoạt động minh bạch, công bằng và hiện đại hơn, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam công bằng, minh bạch. 

Kết luận 

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đổi mới này đã có nhiều khởi sắc sau quyết định chuyển đổi HoSTC thành HOSE. Theo đó là những câu chuyện vẫn còn trong ký ức nhà đầu tư những thời phải ngồi chờ đông nghẹt tại sàn HoSTC để hồi hộp theo dõi những chỉ số chứng khoán để thấy được sự thay đổi và chuyển đổi tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *