NAV là gì? Công thức, tầm quan trọng và ví dụ trực quan NAV

NAV hay giá trị tài sản ròng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định công ty đang phát triển ở mức độ nào. Trong bài viết này, chúng tôi giải đáp NAV là gì và lý do tại sao chúng lại quan trọng, đồng thời đưa ra những ví dụ để bạn đọc hiểu rõ.

1. NAV là gì?

NAV là giá trị tài sản ròng (NAV – net asset value). NAV đại diện cho tổng giá trị của một công ty, được tính bằng tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả. Nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về những gì một công ty sở hữu trừ đi những gì công ty nợ.  

Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, NAV thường được sử dụng để xác định giá trị của các cổ phiếu riêng lẻ của các quỹ tương hỗ và quỹ ETF. 

NAV
Giá trị tài sản ròng – NAV là gì?

Quay về thực thể công ty, có thể nói bất kỳ thực thể nào có tài sản và nợ phải trả đều có thể tính toán NAV. Đây  là một phép tính này hữu ích cho hầu hết các tổ chức vì nó cung cấp một cái nhìn quan trọng về sức khỏe tài chính tổng thể của một doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng NAV càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng tốt. 

Mặc dù NAV có thể được đề cập đến theo nhiều cách, tùy theo bối cảnh, tùy ngành và tùy cách nó được sử dụng, nhưng nhìn chung nó luôn đề cập đến giá trị cơ bản của một thực thể sau khi cân nhắc đã được trừ tổng tài sản cho tổng các khoản nợ.

2. Tầm quan trọng của NAV

NAV rất quan trọng vì chúng thể hiện sự chênh lệch giữa những gì một thực thể sở hữu và những gì nó nợ. Các công ty có giá trị tài sản ròng NAV dương là công ty tốt về mặt tài chính. Ngược lại, nếu NAV của một công ty ở mức âm, thì gần như chắc chắn họ đang gặp vấn đề về tài chính.

Cụ thể, nếu một công ty có nhiều nợ và cũng có nhiều tài sản (nhiều hơn nợ), họ có thể bán tài sản để giải tỏa toàn bộ hoặc một phần gánh nặng nợ. Giám đốc tài chính có thể quyết định dành nguồn lực để đàm phán nợ, giảm lãi suất,… để làm cho nợ của công ty dễ quản lý hơn. Còn đối nếu một công ty có NAV âm thì công ty không thể bán tài sản để trả đủ nợ, và họ thậm chí có thể phá sản.

3. Công thức tính NAV

Công thức cho giá trị tài sản ròng NAV là:

Giá trị tài sản ròng NAV = tổng tài sản – tổng nợ

Ví dụ: Nếu một công ty có tổng tài sản là 11.000.000.000 đồng và nợ phải trả là 6.000.000.000 đồng trên bảng cân đối kế toán, giá trị tài sản ròng NAV của họ sẽ là 11.000.000.000 – 6.000.000.000 = 5.000.000.000 đồng.

NAV
Công thức tính NAV rất đơn giản, thể hiện mức chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ của một cá thể

Tuy nhiên khi bạn thực hành tính toán giá trị tài sản ròng NAV của một đơn vụ, hãy cân nhắc rằng bảng cân đối kế toán có xu hướng liệt kê giá trị sổ sách hơn giá trị thị trường hợp lý. Do đó, tổng giá trị tài sản ròng thực tế có thể không bằng được như giá trị sổ sách khi quy đổi thành tiền mặt.

4. Ví dụ về NAV

Dưới đây là một số ví dụ về cách sử dụng giá trị tài sản ròng NAV.

4.1. Giá trị tài sản ròng NAV trong đầu tư

Thuật ngữ “giá trị tài sản ròng” đã trở nên phổ biến trong giới đầu tư chứ không chỉ trong kinh doanh. Mặc dù NAV trong này có thể vẫn mang nghĩa là sự chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả, nhưng trong đầu tư, bạn cần thêm một bước khi tính giá trị riêng lẻ của cổ phiếu. 

Và trong trường hợp này, NAV = tài sản ròng / tổng số cổ phiếu.

Ví dụ: 

Công ty Âm nhạc ABC Company là một công ty thiết bị âm nhạc được giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán. Họ có tổng tài sản 100.000.000.000 đồng. Trong đó, 30.000.000.000 đồng là nợ phải trả và họ phát hành tổng 10.000.000 cổ phiếu. Như vậy, NAV của công ty ABC Company này được tính như sau: 

Tài sản ròng = 100.000.000.000 đồng – 30.000.000.000 đồng = 70.000.000.000 đồng.

NAV = 70.000.000.000 / 10.000.000 = 700. Đây giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty thiết bị âm nhạc này.

Chúng ta lấy thêm một ví dụ thứ hai về trường hợp này của NAV:

Điện lạnh XYZ là một nhà sản xuất tủ lạnh lớn. Tài sản ròng của công ty là 150.000.000.000 đồng với nợ phải trả là 50.000.000.000 đồng và 35.000.000 cổ phiếu:

Tài sản ròng = 150.000.000.000 – 50.000.000.000 = 100.000.000.000 đồng

Giá trị tài sản ròng NAV = 100.000.000.000 / 35.000.000 = 2857.14. Đây là giá trị tài sản ròng NAV trên mỗi cổ phiếu của công ty XYZ này.

4.2. Mức NAV tích cực

Mức NAV tăng tích cực thể hiện tình hình tài chính của một công ty là tốt, và có nhiều người kỳ vọng công ty này tăng trưởng hơn trong tương lai.

Lấy ví dụ:

A Tech Company là một công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon. Trong 5 năm qua, giá trị tài sản ròng NAV đã được công ty báo cáo trên bảng cân đối kế toán như sau:

  • Năm 2017: 20.000.000.000 đô la
  • Năm  2018: 82.000.000.000 đô la
  • Năm 2019: 124.000.000.000 đô la
  • Năm 2020: 215.000.000.000 đô la
  • Năm 2021: 300.000.000.000 đô la

Chúng ta có thể thấy động lực tài chính đi lên mạnh mẽ của A Tech Company thông qua giá trị tài sản ròng NAV này. Và chắc hẳn thông qua các báo cáo trên mức trung bình này, chúng ta cũng thấy được rằng công ty đã phải hoạt động vượt xa đối thủ cùng phân khúc để thu về thành công này.

4.3. Giá trị tài sản ròng tiêu cực

Ngược lại với việc tăng tài sản ròng tích cực qua từng năm thể hiện công ty hoạt động tốt, nếu NAV qua từng năm giảm dần, cho đến khi đi về con số 0 và âm, thì công ty đang đi đến bờ vực phá sản với tình hình tài chính ngày một suy yếu.

NAV
Ví dụ về NAV trong các trường hợp thường gặp

Ví dụ:

B Music là cửa hàng bán lẻ thiết bị âm nhạc và giải trí gia đình, chuyên bán đồ công nghệ cho gia đình và cá nhân, như máy nghe nhạc MP3, radio cho xe hơi, tau nghe, loa,…. Trong 5 năm qua, giá trị tài sản ròng NAV của công ty đã được báo cáo trên bảng cân đối kế toán như sau:

  • Năm 2017: 25.000.000 đô la
  • Năm 2018: 22.000.000 đô la
  • Năm 2019: 17.000.000 đô la
  • Năm 2020: 15.000.000 đô la
  • Năm 2021: 9.000.000 đô la

Qua những số liệu này chúng ta cũng thấy rằng NAV của công ty sụt sụt giảm mạnh qua từng năm, thể hiện B Music đang hoạt động kém. Dối với những xu hướng tài chính giảm dần NAV như thế này, nếu tiếp tục, sẽ có nghĩa là B Music có thể phải đi đến bờ vực nộp đơn phá sản.

Vì vậy, các chuyên gia tài chính sẽ sử dụng NAV để biết được thông tin chi tiết về tình hình tài chính của một công ty và dự đoán hướng đi trong tương lai của công ty này. Nếu ban lãnh đạo không có chiến lược thay đổi nào tích cực hơn, có lẽ những công ty suy yếu tài chính như thế này sẽ khó mà trụ được trong nhiều năm tiếp theo.

5. Kết

Nói tóm lại, NAV là một trong nhiều chỉ số quan trọng đối với một công ty, và tất nhiên đối với những người muốn đầu tư vào một công ty. NAV có thể âm, có thể dương, và NAV càng cao, càng tăng qua từng năm thì công ty càng phát triển, và ngược lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *