VSA là gì? Phương pháp phân tích VSA cho nhà đầu tư

Nếu bạn là một nhà đầu tư ham tìm tòi, muốn nghiên cứu sâu hơn về thị trường tài chính. Hãy tìm hiểu về phương pháp VSA hay VSA là gì? Các thực hiện giao dịch bằng VSA như thế nào để hiệu quả nhất. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. 

1. Khái niệm về VSA

VSA là gì?

VSA là từ viết tắt của Volume Spread Analysis. Đây là phương pháp dựa vào các mối quan hệ về cung-cầu để phân tích, đưa ra dự đoán các xu hướng biến động sắp tới của thị trường. Với khối lượng giao dịch và đồ thị giá là công cụ chính của phương pháp VSA.

vsa
Khái niệm VSA

Lịch sử hình thành VSA

Tom Williams là nhà đầu tư đã sáng tạo ra phương pháp VSA. Dựa vào chương trình Wyckoff nổi tiếng của chính mình, ông đã tự tìm hiểu, phát triển sự quan trọng của mối quan hệ của chênh lệch giá, khối lượng giao dịch và giá tại đóng cửa. Và đến năm 1993, Tom chính thức ra mắt thị trường phương pháp VSA

2. Yếu tố tạo thành phương pháp VSA

Nguyên nhân dẫn đến biến động giá theo sự phân tích của VSA đến từ việc cung-cầu trên thị trường bị mất cân bằng. Mà tác động đến sự mất cân bằng này từ phía các nhà khai thác đầy chuyên nghiệp hay tên gọi khác là smart money – tiền thông minh. 

Với những động thái từ smart money, phương pháp VSA và biểu đồ sẽ thể hiện rõ mối quan hệ của cầu-cung dựa vào 3 yếu tố quan trọng: Volume – Spread – Close.

vsa
VSA chịu tác động của “smart money”

Khối lượng giao dịch – Volume

Khi thực hiện phân tích thị trường theo phương pháp VSA thì nhà đầu tư cần chú ý tới 2 mức khối lượng giao dịch: 

Khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình: Đây là mức có khối lượng giao dịch thấp hơn mức đỉnh, cao hơn mức trung bình. Tại VSA thì mức khối lượng trung bình thường sẽ chọn đường “MA(20)” của khối lượng giao dịch Volume. 

Khối lượng giao dịch siêu cao: Đây được xem là mức giao dịch đạt đỉnh cao nhất trong một khoảng thời gian bạn đang xem xét.

Chênh lệch giá – Spread

Trong một phiên giao dịch, chênh lệch giá được xem như là phạm vi giao động của giá. Phạm vi này được xác định bằng khoảng cách của giá tại thời điểm mở cửa và giá tại thời điểm đóng cửa. Nói đơn giản, chênh lệch giá trong VSA là độ dài của một thân nến.

Giá đóng cửa – Close

Trong phương pháp phân tích VSA, nhà sáng tạo nhận định rằng giá đóng cửa là thông tin quan trọng nhất cho người đầu tư. Giá tại thời điểm đóng cửa có thể kết thúc tại vị trí bất kỳ nào của một cây nến. Nhà đầu tư dựa vào vị trí quan trọng đó để phân tích xu hướng thị trường tiếp theo. 

3. Hình thức giao dịch bằng VSA

Khi bàn về phương pháp phân tích VSA thì có rất nhiều vấn đề cần nói tới như các hình thức giao dịch bằng VSA. Tuy phương pháp VSA có rất nhiều cách giao dịch nhưng trong bài viết này sẽ chọn ra hai phương pháp giao dịch chính thường được ứng dụng của VSA. Hình thức giao dịch đó là: Dấu hiệu tăng giá – Sign of Strength SOS, và dấu hiệu giảm giá – Sign of Weakness SOW 

Dấu hiệu giảm giá – Sign of Weakness

SOW xuất hiện khi nguồn cung lớn hơn nguồn cầu. Phe mua bắt đầu giảm đi, họ chốt giá thu lời. Trong khi người bán thì mới bắt đầu gia nhập thị trường do xu hướng tăng kéo dài.

SOW thường xuất hiện tại giai đoạn giá xuống trong chu kỳ 4 giai đoạn của giá theo như VSA

Một vài mẫu hình phổ biến của SOW trong VSA

  • Lực đẩy lên – Up Thrust

Hình dạng: Với UpThrust thì gồm một cây nến đảo chiều giảm Pinbar có thân vô cùng nhỏ và khối lượng giao dịch thì mức siêu cao hoặc mức cao trung bình.  

Ý nghĩa: Sự xuất hiện của mẫu hình này theo VSA là một sự bất thường của khối lượng giao dịch và chênh lệch giá. Mẫu hình cho thấy nguồn cầu đang ít hơn so với nguồn cung. Và dự báo trong tương lai thị trường sẽ có xu hướng giảm. 

vsa
UpThrust là mẫu hình phổ biến VSA
  • Cao trào mua – Buying Climax

Hình dạng: Mẫu hình VSA này với một mô hình nến tăng và khối lượng giao dịch ở mức siêu cao hoặc là cao trên mức trung bình. 

Ý nghĩa: Buying Climax xuất hiện là trước đó đã phải hình thành một xu hướng thị trường tăng trong khoảng thời gian khá lâu. Bên cạnh đó, khối lượng của xu hướng này phải rất lớn và dần về cuối phiên giao dịch thì xu hướng tăng càng tăng tốc hơn.

  • Không có nguồn cầu – No Demand Bar

Hình dạng: Mẫu hình VSA này có 1 cây nến tăng với thân nhỏ và khối lượng giao dịch thấp hơn tối thiểu hai phiên giao dịch trước. 

Ý nghĩa: Mẫu hình không có nhu cầu mua xuất hiện khi nguồn cầu suy yếu và nguồn cung tăng mạnh. Dự báo một xu hướng thị trường giảm và tiếp diễn trong tương lai. Mẫu hình này của VSA thường có mặt tại thời điểm cuối đợt điều chỉnh tăng. 

vsa
Một mẫu hình của VSA

Dấu hiệu tăng giá – Sign of Strength

SOS xuất hiện khi nguồn cầu lớn hơn nguồn cung. Bên mua bắt đầu bước vào thị trường, trong khi người bán rút khỏi bởi sự giảm giá của thị trường tròn thời gian kéo dài. 

Ngược lại với SOW, dấu hiệu tăng giá xuất hiện vào giai đoạn giá lên trong chu kỳ 4 giai đoạn của giá của VSA

Một số mẫu hình của dấu hiệu tăng giá của VSA

  • Lực đẩy xuống – Down Thrust

Trái ngược với lực đẩy lên, mẫu hình VSA này xuất hiện với một nến đảo chiều tăng Pin Bar. Khối lượng giao dịch ở mức siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình. 

  • Cao trào bán – Selling Climax

Hình dạng: Mẫu hình VSA gồm có một cây nến giảm và khối lượng giao dịch ở mức siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình. 

Ý nghĩa: Mẫu hình Selling Climax của VSA thường có mặt sau một thị trường trước đó có xu hướng giảm rõ rệt và càng về cuối thì nó tăng dần tốc độ giảm đi song song với khối lượng giao dịch lớn cực kỳ. 

  • Không có nhu cầu bán – No Supply Bar

Hình dạng: Mẫu hình VSA có một cây nến giảm (chênh lệch về giá thấp làm thân của nến ngắn đi) và khối lượng giao dịch thấp hơn hẳn tối thiểu hai nến trước. 

Ý nghĩa: No Supply Bar xuất hiện ở trong một thị trường có xu hướng tăng và tín hiệu xu hướng này sẽ tiếp diễn tăng trong tương lai mà không có ảnh hưởng của sự đảo chiều. 

vsa
VSA hữu ích cho nhà đầu tư

Nguyên tắc hoạt động của VSA

Qua sự phân tích của 6 mẫu hình cơ bản của VSA cho chênh lệch giữa giá và khối lượng giao dịch. Từ đó thấy rằng, mối quan hệ của cầu-cung được chia thành 2 trạng thái. Trường hợp mối quan hệ ở trạng thái cân bằng thì đó là “sự xác nhận” của khối lượng và giá. Còn trường hợp thị trường tài chính đang bất ổn giữa cung-cầu thì có “sự bất thường”. Cụ thể nguyên tắc hoạt động VSA:

“Sự xác nhận” : sự chênh lệch của giá và khối lượng giao dịch có sự đồng nhất với nhau. Đơn giản, chênh lệch về giá lớn thì khối lượng giao dịch lớn. Còn khối lượng giao dịch nhỏ đi khi thân nến thấp xuống với chênh lệch giá nhỏ. 

“Sự bất thường”: đây là trường hợp không có sự đồng nhất giữa khối lượng giao dịch và chênh lệch giá. Thân nến cao mà khối lượng giao dịch càng nhỏ đi. Thân nến thấp đi trong khi khối lượng càng lớn. Từ sự bất thường này mà đã tạo ra SOS và SOW trong VSA

Bài viết đã giới thiệu cơ bản cho người đầu tư biết về phương pháp VSA. Phân tích VSA được sử dụng nhiều hơn các phương pháp phân tích khác bởi sự hiệu quả rất cao của VSA trong quá trình nghiên cứu thị trường. Hãy tìm hiểu và áp dụng VSA tốt vào thị trường tài chính để đầu tư hiệu quả. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *